Cảm tưởng Đặng_Thân

  • "Truyện của Đặng Thân cực kỳ ấn tượng và có một lối viết điêu luyện."[32]
  • "Đặng Thân có sở trường đưa ra những sự việc thường nhật giản dị nhưng lại thể hiện rõ một đầu óc nhậy cảm, sâu sắc và mang tính triết học. Tác giả đã phản ánh những đặc tính cơ bản nhất của cuộc sống và những mối quan hệ của con người; đồng thời cũng tìm tòi và thể hiện rõ được giá trị, chiều sâu và tầm quan trọng của chúng đối với đời sống chúng ta bằng một ngôn ngữ vừa dễ đọc vừa sâu xa và giàu cảm xúc."[33]
  • "Cái độc đáo nằm sâu bên trong văn của Đặng Thân là cách nhìn. Vẫn chính là mọi sự của đời sống với đi học, đi làm, vui chơi, tán tỉnh, yêu đương, có cả chiến tranh, sống, chết... nhưng được nhìn theo cách không-quan-trọng, bình-thường-thôi. Không sử thi, không anh hùng ca, không lãng mạn, không bi kịch. Mà không phải chỉ một con mắt. Có nhiều con mắt cùng nhìn trong truyện của Đặng Thân. Nhiều cái nhìn, tất thảy đều bình đẳng như nhau trong việc ghi nhận/phô bày hình ảnh và thái độ. Không có cái gì được ưu tiên hơn, không có cái gì bị đánh giá thấp. Mọi thước đo, mọi xếp loại đều được miễn trừ trong miền không gian truyện của Đặng Thân."[34]
  • Nhà thư pháp Ngọa Sơn Trịnh Tuấn viết trong bài "Thư [hộ] ngôn" (2008): "Sức hút của một cái đầu có nhiều ma lực bởi chứa nhiều kênh kiến thức tạp hỗn Đông-Tây làm cho chữ [thư] bị bãi miễn tước nhiệm vinh dự là vỏ của âm thanh [ngôn] hay xiêm y lộng lẫy ngoài cùng của tư duy. Thứ chữ này tiệm biên với [họa] để giãi bày những lập ngôn mới... Ma Net là một cuốn lý thuyết cho những nhà thư pháp khi bàn về âm/hình/nghĩa trong một giới hạn của "trung lộ tư tưởng". Và là một phác thảo mang trong mình cái nhìn "một mắt" về những chật chội văn chương đương đại..."[35]
Nhỡ quây một đóa vuông trònNgữ ngôn hiệp triển vẫn còn ngác ngơLồng xưa nhốt kẻ bây giờThâm u tư tưởng nghẹn chờ hóa long...
  • "Một nền văn học nào đó là nền văn học thiếu máu và chết nếu như nó thiếu vắng những nỗ lực tự làm mới mình, và, điều quan trọng hơn, là nếu nó không có khả năng dung chứa những kẻ "nổi loạn", "chẳng giống ai" kia."[36]
  • "Cái tài của Đặng Thân là anh thể hiện rất linh hoạt trong việc chuyển đổi các trạng thái đối lập của những câu chuyện kể. Một điều tưởng như là thiêng liêng có khi lại là điều tầm thường. Và một sự ngớ ngẩn có khi lại chứa đựng nhiều ‎ý nghĩa, triết lý... Ma Net có tất cả 12 câu chuyện. Mỗi chuyện là một giọng điệu. Đó là sự biến ảo của cách viết Đặng Thân. Anh không chơi chữ trong viết văn mà anh viết văn như một tay đánh cờ lão luyện. Đánh kiểu gì cũng thắng. Sự biến ảo của văn phong ấy khiến cho bạn đọc phải phát sốt."
  • Nhà văn Thế Dũng (CHLB Đức) viết về các truyện ngắn của Đặng Thân (đã in trong tập Ma Net, Nhà xuất bản Văn học 2008) trong trường ca Lục bát lên đồng (Nhà xuất bản Lao động 2010):
Mất bao đêm trắng đỏ đenHóa thùng thuốc nổ, huých em về nguồnThử nhập vai Nam Việt VươngHiếp như làm phúc? Âm Dương kinh hồn…Ma nhòe, Ma net như cồnVăn ngôn hun hút bông lơn cay ngườiYêu sao cho đặng thân tôi?Nhân Thiên hợp lực thì Người thành Văn!
  • "Chơi-với-Chữ (chứ không chỉ là chơi chữ – tất nhiên chơi chữ không mới), nhưng chơi chữ kiểu Đặng Thân có nhiều cái đáng nghĩ. Dương Tường cách tân trên âm. Nhưng Đặng Thân phá chữ. Chữ nghĩa không phải là cái gì nên được tôn sùng quá, vui với nó chẳng làm cho đầu óc được tự do hơn ư?"[37]
  • "...Các biểu hiện được xem là khuynh hướng hậu hiện đại… được ông vận dụng nhuần nhuyễn tới mức ma ảo để làm thành sự xô lệch cố ý về câu chữ, tạo những trường nghĩa nhòe mờ, đa hướng. Thơ Đặng Thân là lời bông đùa đa nghĩa, tiếng va đập dây chuyền của đời sống này… Ông càng đi càng xa với ‘lâu đài thi ca’ mà các vị làm thơ ‘đạo mạo’ vẫn tôn thờ từ xưa đến giờ. Nó giống như sự phản biện đến từ dòng cảm thức trái chiều, đối trọng với lối tư duy và biểu hiện phổ biến, một ‘kẻ phá đám’ để nhìn nhận lại những giá trị nguyên bản trong một chiều kích mới..."[38]
  • Hà Minh (Australia) viết (2010):
vừa đọc vừa rênlà anh Ma Netvừa xem vừa rétNhững Mảnh Hồn Trầnđọc phải lên gânlà thơ Âm Phụđọc như còi … hụlà món … Hài Ku[l]triết lý suy tưTừ điển X Loại...
  • "Những cái thư như "Thơ phụ âm", "[Ngồ] ngộ Ngôn Sư" hay "Mộc Dục luận" v.v... là những tư tưởng xa xỉ được nắn nót bằng những ngôn từ tinh tế, tuyển lựa và tài hoa nhất. Những thứ ấy, dẫu có làm cho Thân đoạt giải Nobel thì cũng phải đợi cả trăm năm nữa may ra có mặt trong giáo khoa thư."[39]
  • "Đặng Thân là kiểu nghệ sĩ nổi loạn. Anh viết nhiều nhưng sung sức và vạm vỡ nhất ở các sáng tác mang phong cách hậu hiện đại. Ở thời điểm hiện nay, Đặng Thân là chất liệu phong phú bậc nhất cho những người quan tâm nghiên cứu văn xuôi hậu Đổi mới ở nước ta. Người nghiên cứu có thể tìm thấy trong sáng tác của Đặng Thân nhiều vấn đề có ý nghĩa lịch sử và lý thuyết liên quan tới việc vẽ bản đồ văn học, nguồn gốc của một hiện tượng văn học, cách viết và cách đọc một tác phẩm văn học."[40]
  • "Một ông vua của ngôn ngữ hiện đại. Là tay tổ của việc sử dụng ngôn từ."[41]
  • "Một con chim đầu đàn trong phong trào cách tân văn học của Việt Nam cũng như của thế giới... Mình cũng khoái Mạc Ngôn (Nobel Văn học năm 2012), nhưng thích cái uyên bác, thâm sâu, phiến loạn... của Đặng Thân hơn Mạc Ngôn."[42]
  • Nhà văn Thế Dũng (2013): "Đặng Thân - người làm mới và khác dung mạo và sinh lực tiểu thuyết Việt Nam."

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đặng_Thân http://horizon.fairfieldcity.nsw.gov.au/ipac20/ipa... http://elibrary.portenf.sa.gov.au/ipac20/ipac.jsp?... http://elibrary.portenf.sa.gov.au/ipac20/ipac.jsp?... http://elibrary.portenf.sa.gov.au/ipac20/ipac.jsp?... http://www.ucs.inrs.ca/default.asp?p=boud http://www.labovespa.ca/fr/vespa-en-bref/equipe/ http://www.anonasurf.com/browse.php?u=Oi8vZGFtYXUu... http://www.anonasurf.com/browse.php?u=Oi8vd3d3LnRh... http://www.atimes.com/atimes/Korea/FK25Dg01.html http://lyquocvinh.blogspot.com/2012/10/a-phat-hien...